Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Dùng thiết bị giám sát hành trình như thế nào để có hiệu quả

Trong khi nhiều chủ xe bỏ tiền đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) không phát huy hiệu quả, gây lãng phí thì nhiều doanh nghiệp nhờ có hộp đen đã quản lý được nhân lực, giảm hao hụt vật tư, hạn chế thất thoát nhiên liệu, tăng chất lượng phục vụ…, vì sao lại như vậy?

Giám sát chặt lái xe
Thay vì hàng ngày phải ngồi chờ trực ở quán nước bên cạnh bãi đỗ xe để kiểm tra thời gian lái xe đã đi và về, nay anh Nguyễn Văn Huynh - Giám đốc Công ty TNHH Vận tải và Du lịch Hoài Nam - đã có thể yên tâm ngồi ở nhà mà vẫn có thể dễ dàng quản lý được lái xe, vì 4 chiếc xe của anh đều đã được lắp thiết bị giám sát hành trình (GSHT).
Anh Huynh cho biết, trước đây đối với anh việc quản lý đi lại của lái xe, lượng tiêu thụ nhiên liệu... rất khó khăn, nhưng từ khi lắp đặt thiết bị GSHT, “giải quyết những vấn đề này rất nhàn, xe đi đâu mình đều nắm được”. Bên cạnh đó, theo dõi qua máy tính, anh Huynh cũng có thể nhìn ra tài xế nào lái cẩn thận, tài xế nào lái ẩu để nhắc nhở, thậm chí cho nghỉ việc.
 
Nhiều xe khách lắp thiết bị giám sát hành trình ở vị trí không thuận tiện.

Lợi ích rõ nhất từ khi lắp thiết bị GSHT tích hợp cảm biến tải trọng mà anh Huynh nhận thấy chính là mức tiêu thụ nhiên liệu giảm được 30%, lái xe không thể lấy cắp vì lượng nhiên liệu của từng xe đều hiển thị trên màn hình máy tính quản lý. Ngoài ra, do nắm được thời gian đi, về của lái xe nên có thể bố trí công việc tốt hơn, không lãng phí nhân lực và thời gian. “Từ khi chưa có quy định bắt buộc của Nhà nước, tôi vẫn quyết định lắp đặt và duy trì thiết bị này, vì nó thực sự hữu ích ” - anh Huynh cho biết.


Theo anh Đặng Đình Tuấn - nhân viên phòng kinh doanh của Công ty CP Vận tải Hà Tây, việc lắp đặt thiết bị GSHT đối với các doanh nghiệp vận tải là rất cần thiết. Bộ phận quản lý ở nhà có thể kiểm soát được hành trình xe, điểm dừng đỗ và đặc biệt là kiểm tra được tốc độ xe. Anh Tuấn ví dụ, đối với các tuyến xe cố định, nếu không quản lý được, lái xe sẵn sàng đóng mức khoán đầy đủ của ngày hôm đó, nhưng không chạy đúng tuyến quy định mà bỏ sang chạy dịch vụ (đám cưới, đám ma...).


Cách đây 5 năm, Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long đã lắp đặt thiết bị GSHT. Đại diện của Công ty cho biết, với một máy tính nối mạng, ngồi tại Công ty, vẫn có thể kiểm soát được thời gian trả hàng cho khách có đạt yêu cầu... Vị đại diện của doanh nghiệp này khẳng định, sau khi lắp đặt thiết bị này, tài xế chấp hành nghiêm túc hơn rất nhiều về lộ trình, tốc độ...


Tìm cách bảo vệ hộp đen

Hiện nay, đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp có nhiều đầu xe lại không sử dụng thiết bị của cùng một nhà cung cấp, khiến việc quản lý phức tạp hơn.


Đơn cử Công ty CP Vận tải Hà Tây có 63 đầu xe thì đã lắp đặt thiết bị của 4 nhà sản xuất khác nhau. Phần mềm quản lý của các nhà cung cấp khác nhau nên những kỹ thuật viên được phân công giám sát các thiết bị này, mỗi lần muốn kiểm tra xe nào thì phải mở phần mềm của nhà cung cấp đó. “Đôi khi phải đọc lại hướng dẫn sử dụng vì mỗi nhà cung cấp thiết bị có ký hiệu đối với mỗi thông tin lộ trình, nhiên liệu, tốc độ... khác nhau. Giá cơ quan quản lý quy định thống nhất một phần mềm thì chúng tôi đỡ biết mấy. Giờ tôi khuyên các doanh nghiệp lắp sau nên lựa chọn 1 nhà cung cấp để tiện quản lý” - anh Đặng Đình Tuấn chia sẻ.


Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải vẫn còn băn khoăn về vị trí lắp đặt thiết bị GSHT trên xe ô tô. Thực tế, mỗi doanh nghiệp, mỗi loại xe được các nhà cung cấp lắp đặt ở những vị trí khác nhau: Có thiết bị ngay trên táp-lô, có thiết bị được “giấu” khá kỹ...


Thực tế, nhiều lái xe gọi thiết bị GSHT là “hộp đen theo dõi” và không muốn sử dụng. Do đó, một số doanh nghiệp cho biết, họ “giấu” thiết bị là nhằm mục đích không để lái xe làm hỏng thiết bị nhằm tránh bị kiểm soát. Tuy nhiên, việc lắp đặt thiết bị như vậy là không đúng quy định của các cơ quan chức năng. Do đó, doanh nghiệp kiến nghị cho lắp thiết bị giấu vào phía trong nhưng có cổng USB được nối ra ngoài để dễ dàng lấy được thông tin số liệu.


Qua tìm hiểu thực tế, phóng viên ghi nhận rất nhiều lợi ích mà thiết bị giám sát hành trình đang mang lại cho người sử dụng. Ngoài lợi ích về hiệu quả sản xuất kinh doanh, các đơn vị kinh doanh vận tải sẽ hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ về tai nạn giao thông. Đây mới thực sự là mục đích cao nhất mà các đơn vị kinh doanh vận tải cần phải chú trọng và hướng tới.

thiet bi dinh vi xe may, thiet bi dinh vi oto

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Dùng định vị gps phạt tài xế chạy ẩu

Kết hợp hộp đen trong xe và thiết bị định vị GPS có thể theo dõi chặt chẽ việc phạm luật giao thông của các tài xế đã gây những tai nạn kinh hoàng thời gian qua.

Tôi xin đề xuất một giải pháp hoàn toàn khả thi mà ngay lập tức có thể triển khai được, để góp phần kiểm soát tốc độ phóng nhanh vượt ẩu của các xe khách. Cách làm như sau:
Hiện các xe khách đều được trang bị thiết bị định vị ô tô để lưu trữ dữ liệu tốc độ của hành trình. Các hãng xe khách còn sử dụng hệ thống định vị GPS để biết xe mình đang đi đến đâu. Vậy thì ta sẽ kết hợp chúng lại với nhau, nghĩa là mỗi xe sẽ có một thiết bị để kết nối với Công ty xe khách của mình, đồng thời tự động kết nối với Tổng đài kiểm soát của CSGT (cảnh sát giao thông) từng khu vực xe đi qua.

untitled34-1362890648_500x0.JPG
Qua dữ liệu báo về hệ thống kiểm soát, cán bộ CSGT trực từng tỉnh sẽ biết được thông tin về tốc độ, hành trình của xe. CSGT sẽ biết được xe này hiện đang chạy đến đâu, chạy vượt tốc độ bao nhiêu km/giờ, xe đã vi phạm lúc mấy giờ, ngày nào, vi phạm mấy lần trong suốt hành trình từ bến xe đi Bắc – Nam… Qua đó các chốt CSGT sẽ theo chỉ thị báo từ Tổng đài kiểm soát của CSGT từng tỉnh mà thổi dừng xe lại và xử lý phạt nguội.
Quá trình xử lý và các thông tin sai phạm này sẽ báo về công ty xe chủ quản để có biện pháp chế tài xử lý các tài xế xe này. Bên cạnh đó, các công ty cũng biết việc vi phạm này vì hệ thống trên xe khách cũng đã kết nối với công ty rồi. Hồ sơ vi phạm của tài xế sẽ ghi nhận lại trong hệ thống (số bằng lái, số lần vi phạm, tái phạm, tên tuổi, số CMND…) tùy theo mức độ mà cơ quan nhà nước có thể xử lý tước bằng lái vĩnh viễn, không cho thi cấp lại nữa vì đã tái phạm quá nhiều lần.
Tôi nghĩ với biện pháp phạt nguội mạnh tay này và với bằng chứng không thể chối cải này, và cũng sợ thất nghiệp vì các công ty xe khách không tuyển dụng, thì các bác tài xế mới không dám vi phạm nữa.
Hiện nay tình hình tai nạn giao thông đường bộ đang trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Hàng năm, cả nước có trên 12.000 nguời chết. Đây là một con số tổn thất rất lớn về người, tương đương cả một sư đòan. Có thể nói còn cao hơn cả thiệt hại của chiến tranh. Chưa kể những người bị thương phải tốn tiền điều trị và để lại di chứng nặng nề cho bản thân và không thể tiếp tục lao động sản xuất được.
( Xem thêm: 'Chết tai nạn giao thông mỗi năm bằng 40 vụ rơi máy bay' )

Thử tưởng tượng xem một chàng trai, cô gái sau bao năm vất vả nuôi dưỡng của cha mẹ, công ơn học hành dạy dỗ của thầy cô, bao nhiêu nỗ lực của bản thân, và chi phí của xã hội để trở thành những người hữu dụng xây dựng đất nước …, thì rồi chỉ vì sự vô ý thức trách nhiệm của các bác tài xế mà bỗng chốc “rầm, rầm” trở thành những người tật nguyền, thậm chí là những nấm mồ xanh thì thật là đau xót. Đấy là chưa tính các tổn thương tinh thần mà những người thân phải gánh chịu, thiệt hại của nền kinh tế khi phải chạy chữa thuốc men, trợ cấp…(Xem thêm: Đáng lẽ họ đã không phải chết)

Đa phần các tai nạn nghiêm trọng xảy ra do chạy lấn tuyến và chạy tốc độ cao, chủ yếu là do lỗi chủ quan của các bác tài xế. Họ rất xem thường tính mạng của người khác, kể cả bản thân mình. Nguyên nhân còn lại là do sự chưa nghiêm minh xử phạt của cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ.

Trên đây là giải pháp tôi đề xuất, kính mong các bạn đọc đóng góp thêm nhiều giải pháp khác để góp phần làm hạn chế xảy ra các tai nạn giao thông thương tâm khác.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

GPS - Giới thiệu Định vị toàn cầu


 
GPS - Giới thiệu Định vị toàn cầu | Dinh vi xe may | Dinh vi xe hoi
 
  • GPS là hệ thống định vị toàn cầu hoạt động dựa trên 24 vệ tinh GPS, có quỹ đạo bay xung quanh trái đất.
  • Các vệ tinh này truyền số liệu vị trí và thời gian xuống trái đất liên tục cả ngày và đêm trong mọi điều kiện thời tiết.
  • GPS ban đầu chỉ dành cho các mục đích quân sự
  • Từ năm 1983 chính phủ Mỹ cho phép sử dụng hệ thống định vị toàn cầu trong dân sự.

GPS overview






GPS - Các thành phần

Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất.
Vệ tinh GPS đầu tiên được phóng lên quỹ đạo vào năm 1978. Đến năm 1994 đã phóng đủ 24 vệ tinh.
Về bản chất máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận được chúng. Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở cách vệ tinh bao xa. Rồi với nhiều quãng cách đo được tới nhiều vệ tinh máy thu có thể tính được vị trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.
 
 
 
§Máy thu phải nhận được tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động.
§Khi nhận được tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao).
§Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin khác, như tốc độ, hướng chuyển động nhiều thông tin khác.
§Không mất phí thuê bao hoặc mất tiền trả cho việc sử dụng GPS trên máy thu.
 
 GPS - Tín hiệu và dữ liệu

§Các vệ tinh GPS phát hai tín hiệu vô tuyến công suất thấp dải L1 và L2. (dải L là phần sóng cực ngắn của phổ điện từ trải rộng từ 0,39 tới 1,55 GHz). GPS dân sự dùng tần số L1 1575.42 MHz trong dải UHF.
§Tín hiệu truyền trực thị, có nghĩa là chúng sẽ xuyên qua mây, thuỷ tinh và nhựa nhưng không qua phần lớn các đối tượng cứng như núi và nhà.
§L1 chứa hai mã "giả ngẫu nhiên"(pseudo random), đó là mã Protected (P) và mã Coarse/Acquisition (C/A) => để tính toán khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu GPS.
 
 
§Tín hiệu GPS chứa ba mẩu thông tin khác nhau – mã giả ngẫu nhiên, dữ liệu thiên văn và dữ liệu lịch.
üMã giả ngẫu nhiên đơn giản chỉ là mã định danh để xác định được quả vệ tinh nào là phát thông tin nào.
üDữ liệu thiên văn cho máy thu GPS biết quả vệ tinh ở đâu trên quỹ đạo ở mỗi thời điểm trong ngày.
üDữ liệu lịch được phát đều đặn bởi mỗi quả vệ tinh, chứa thông tin quan trọng về trạng thái của vệ tinh (hoạt động tốt hay không), ngày giờ hiện tại. Phần này của tín hiệu là cốt lõi để phát hiện ra vị trí.