-Thiết bị Định vị xe máy, ô tô giá rẻ Vgl.com.vn cung cấp Thiet bi dinh vi gps, Dịch vụ Dinh vi toan cau
- Các dịch vụ về Dinh vi cho ô tô, xe máy bao gồm : Thiet bi dinh vi xe may | Dinh vi oto | dinh vi xe hoi nhanh chóng tiện lợi bí mật, giá cả phải chăng !
- Cần dùng thử Thiết bị định vị để tham khảo hãy truy cập : Thiet bi dinh vi chúng tôi sẽ cho phép bạn dùng miễn phí !
Đây
được coi là tín hiệu vui không chỉ cho hành khách sử dụng dịch vụ mà
còn góp phần bảo vệ hoạt động kinh doanh vận tải chân chính và lành
mạnh. Thế nhưng tới thời điểm này, khi chế tài bắt buộc của cơ quan
chức năng đã có hiệu lực, số lượng doanh nghiệp và đầu xe được gắn GPS
vẫn chỉ đạt khoảng một nửa. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp lại có biểu
hiện đối phó, chỉ gắn "làm hàng" để được cấp phép hoạt động. Còn sau
đó, thiết bị lại được "quay vòng", gắn sang phương tiện khác, hòng che
mắt lực lượng chức năng.
Hộp đen gắn trên phương tiện phải đảm bảo hợp chuẩn. Ảnh: D.T |
Theo
quy định tại Nghị định 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7/2011,
tất cả ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng container,
kinh doanh vận chuyển khách du lịch có cự ly tuyến trên 500km bắt buộc
phải lắp đặt thiết bị GPS. Các xe
khách đường dài trên 300km, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách
theo hợp đồng phải lắp hộp đen từ ngày 1/1/2012.
Riêng
lộ trình lắp đặt cho tất cả xe kinh doanh vận tải hành khách theo
tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách hợp đồng, kinh
doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng
container bắt buộc phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của
thiết bị giám sát hành trình bắt đầu từ ngày 1/7/2012.
Trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng quy định, hộp đen
là điều kiện để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Bộ Giao thông vận
tải đã tính toán thời điểm xử phạt nếu doanh nghiệp "chống đối", sẽ bắt
đầu từ ngày 1/7/2013. Mức xử phạt sẽ từ 2-3 triệu đồng/lần.
Ông
Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, cho biết hiện cả
nước có 35.000 xe trong diện bắt buộc phải gắn GPS. Tuy nhiên, tới thời
điểm này mới chỉ đạt khoảng 45-50% số doanh nghiệp thực hiện lắp đặt
"hộp đen". Ngoài ra, theo phản ánh của doanh nghiệp, hiệu quả của việc
khai thác thiết bị hộp đen còn chưa cao. Mới chỉ khoảng 15% phương tiện
thuộc các đơn vị vận tải quản lý tập trung quan tâm đến khai thác
thiết bị phục vụ cho quản lý và đảm bảo an toàn giao thông. Số còn lại
lắp đặt chỉ để được kiểm định và được cấp phù hiệu hoạt động, chưa phục
vụ công tác này.
Gắn hộp đen phải đảm bảo đồng bộ các thiết bị. Ảnh: D.T |
Cục Đăng kiểm Việt Nam cho rằng, thực tế thử nghiệm kiểm tra cho thấy thiết bị giám sát được lắp trên xe ô tô đã thể hiện được những tính năng đáp ứng các yêu cầu được quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Cụ
thể, thiết bị đã ghi và lưu trữ được những thông tin quan trọng như
tốc độ chạy xe, hành trình chạy xe, thời gian lái xe theo quy định, số
lần và thời điểm đóng hoặc mở cửa xe, số lần và thời gian dừng đỗ xe.
Thiết bị đã kiểm soát được an toàn chạy xe như: cảnh báo xe chạy quá
tốc độ, quá thời gian lái xe quy định.
Thiết
bị có thể quản lý được hành trình như: quãng đường đi, tọa độ của xe
theo thời gian và có thể vẽ hành trình xe chạy nếu dữ liệu được truyền
về máy tính (thông qua hệ thống viễn thông hoặc cổng kết nối) và gắn lên
bản đồ số.
Đặc biệt, thiết bị có
thể giúp các lực lượng chức năng trên đường kiểm tra và xử phạt các hành
vi vi phạm về tốc độ hay thời gian lái xe quy định. Thiết bị có gắn
kèm máy in và hiển thị những thông tin quan trọng về hành vi vi phạm
như: thời điểm xe chạy quá tốc độ, thời gian lái xe quá quy định của
từng người lái...
Việc lắp đặt
thiết bị giám sát hành trình này được xem là điều kiện kinh doanh vận
tải bằng xe ô tô và quy định về việc kiểm tra chất lượng thiết bị giám
sát hành trình của xe ô tô theo Luật Giao thông đường bộ. Đó cũng là
một hình thức để doanh nghiệp tự giám sát phương tiện của mình khi lưu
thông, nhưng cũng góp phần đảm bảo quyền lợi của người sử dụng phương
tiện và nhà nước sẽ thuận lợi hơn trong công tác quản lý, bảo vệ doanh
nghiệp làm ăn chân chính.
Qua thực
tiễn, bắt buộc các doanh nghiệp vận tải phải gắn GPS xong trước ngày
1/7/2012, Hiệp hội Vận tải Việt Nam cho biết, một trong những khó khăn
khiến doanh nghiệp khó lựa chọn thiết bị phù hợp có nguyên nhân từ việc
trên thị trường đang bày bán rất nhiều loại thiết bị GPS.
Các sản phẩm đó có nhiều mức giá và nhiều loại thiết bị "đầu, cuối"
khác nhau. Thậm chí, giá chênh lệch quá cao và dao động ở mức từ 2-7
triệu đồng/thiết bị. Trong đó, không ít thiết bị không đáp ứng được các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và những tiêu chí tối thiểu theo Thông
tư số 08/2011/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét